Quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của CAND
 |
Quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của CAND. |
Bộ Công an ban hành Thông tư số 39/2025/TT-BCA quy định về biểu mẫu và việc in, sử dụng, quản lý các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của CAND. Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; cơ quan, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong CAND; tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính của CAND.
Ban hành kèm theo Thông tư này là các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của CAND... xem thêm
Cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về an ninh
 |
Ảnh minh họa. |
Bộ Công an ban hành Thông tư số 42/2025/TT-BCA ngày 05/06/2025 quy định thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường và kiểm tra về bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân. Trong đó, đáng chú ý, Thông tư này quy định cụ thể về việc cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về an ninh.
Điều 9 Thông tư quy định cụ thể về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường; nội dung giấy phép môi trường; việc tiếp nhận cũng như tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường; thời hạn cấp giấy phép môi trường… Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường, trong đó thể hiện rõ dấu chỉ độ mật hoặc có văn bản xác định độ mật của cấp có thẩm quyền. Nội dung giấy phép môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường... xem thêm
Trong tháng 6, để phù hợp với định hướng, kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Bộ Công an đã chủ trì xây dựng và hoàn thành 04 dự án Luật để lấy ý kiến đóng góp của cơ quan tổ chức, cá nhân, gồm:
1. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật Cư trú, Luật Căn cước, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo dự thảo Tờ trình dự án Luật, từ ngày 01/3/2025, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã thay đổi, từ 18 Bộ, 04 cơ quan ngang Bộ giảm xuống còn 14 Bộ, 03 cơ quan ngang Bộ; Bộ Công an hoạt động theo mô hình bộ máy mới (không tổ chức Công an cấp huyện), tiếp nhận các chức năng, nhiệm vụ mới (quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước và thực hiện bảo đảm an ninh hàng không; quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy; quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp); một số cơ quan, đoàn thể khác trong hệ thống chính trị có liên quan đến hoạt động của lực lượng Công an nhân dân đã có sự thay đổi về tổ chức bộ máy. Do đó, cần phải rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân (CAND) chịu tác động bởi kết quả, định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Theo đó, có 10 luật về quản lý hành chính liên quan đến hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với định hướng, kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, gồm: Luật Cảnh vệ, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật Cư trú, Luật Căn cước, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ... xem thêm
2. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy
 |
Lực lượng Công an xã tuyên truyền cho người dân về tác hại của ma túy tại bản Mao Sa Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, Lai Châu. Ảnh: Quý Trung – TTXVN. |
Sau 03 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14, công tác phòng, chống ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy được bảo đảm chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp chỉ đạo triển khai quyết liệt, tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, bảo đảm tính xuyên suốt giữa hoạt động giảm cung với giảm cầu trong phòng, chống ma túy, thay đổi căn bản, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy. Bên cạnh đó, thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy đã được chuyển từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Bộ Công an. Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo mới của Đảng, Nhà nước và phù hợp với sự thay đổi của cơ quan chủ trì quản lý công tác này.
Bên cạnh đó, quá trình tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống ma túy trong những năm qua đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc nhất định và phát sinh những vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục, giải quyết và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên thực tế... xem thêm
3. Dự án Luật An ninh mạng
 |
Xây dựng dự án Luật An ninh mạng nhằm tạo lập môi trường mạng an toàn, lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. |
Dự thảo Luật quy định nội dung mới liên quan hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Đây là nội dung được xây dựng trên cơ sở việc tội phạm mạng sử dụng công nghệ cao để tiến hành lừa đảo hiện nay... xem thêm
4. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Dự thảo Luật sửa đổi 13 điều, bãi bỏ 01 điều, 02 khoản. Trong đó, sửa đổi Điều 7 về phạm vi bí mật nhà nước để phù hợp với ngành, lĩnh vực sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; đưa ra khỏi phạm vi bí mật nhà nước những thông tin có xu hướng công khai khi hội nhập quốc tế và không bảo vệ theo danh mục bí mật nhà nước hiện hành, như thông tin về “dân số”, “người có công với cách mạng”, “bình đẳng giới”, “trẻ em”, “phương pháp, bí quyết sáng tạo, trao truyền di sản văn hóa phi vật thể”, “phương pháp, bí quyết tuyển chọn huấn luyện viên, vận động viên các môn thể thao thành tích cao; biện pháp, bí quyết phục hồi sức khỏe vận động viên sau luyện tập, thi đấu; đấu pháp trong thi đấu thể thao thành tích cao”.
Cùng với đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 10 về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước theo hướng mở rộng thẩm quyền xác định là người đứng đầu, cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay vì người đứng đầu như quy định hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác của cơ quan, tổ chức; bỏ quy định về được phép hoặc không được phép sao, chụp, vì không phù hợp với thực tiễn và gây cản trở việc triển khai nội dung tài liệu bí mật nhà nước tại cơ quan, tổ chức tiếp nhận... xem thêm
Xây dựng quy định quản lý, sử dụng nhà nghỉ dưỡng trong CAND
 |
Nhà nghỉ dưỡng trong Công an nhân dân là tài sản công nằm trên đất an ninh, được xây dựng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để bố trí cho cán bộ, chiến sĩ có tiêu chuẩn đi nghỉ dưỡng tại các nhà nghỉ dưỡng; cán bộ, chiến sĩ đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe; cán bộ, chiến sĩ đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, tập huấn,… và các đối tượng khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt sử dụng khi đáp ứng các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 6 dự thảo Thông tư này. |
Bộ Công an xây dựng dự thảo Thông tư quy định quản lý, sử dụng nhà nghỉ dưỡng trong CAND để lấy ý kiến đóng góp của cơ quan tổ chức, cá nhân. Dự thảo Thông tư quy định về đối tượng, nguyên tắc quản lý, sử dụng; các quy định về quản lý, sử dụng; quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng nhà nghỉ dưỡng; quy chế hoạt động, quản lý tài chính, tài sản; lập, lưu trữ hồ sơ; chế độ báo cáo; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan. Các nội dung về quản lý, sử dụng nhà nghỉ dưỡng trong CAND không quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định pháp luật liên quan.
Về điều kiện, trình tự, thủ tục bố trí nghỉ tại nhà nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ đi nghỉ dưỡng, điều dưỡng; cán bộ, chiến sĩ đi công tác; khách nghỉ, dự thảo Thông tư quy định tại Điều 6... xem thêm
Dự thảo quy định biện pháp thực hiện bảo hiểm y tế đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên đang công tác, học tập trong CAND
Để kịp thời triển khai đầy đủ các chính sách bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Nghị định số 74/2025/NĐ-CP đảm bảo tính hợp pháp, không chồng chéo, không trái với các văn bản quy phạm pháp luật khác; đồng thời kế thừa các quy định còn phù hợp với thực tiễn triển khai thực hiện bảo hiểm y tế trong CAND; Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định biện pháp thực hiện bảo hiểm y tế đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên đang công tác, học tập trong CAND để lấy ý kiến đóng góp của cơ quan tổ chức, cá nhân.
Dự thảo Thông tư gồm 8 Chương 23 Điều, trong đó Điều 3 hướng dẫn cụ thể về mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hằng tháng theo quy định của Luật số 51/2025/QH15 và Nghị định số 74/2025/NĐ-CP.
Đồng thời, hướng dẫn đóng BHYT đối với trường hợp cán bộ, chiến sĩ được cử đi học hoặc công tác tại nước ngoài từ trên 14 ngày trở lên thì không phải đóng BHYT, thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT cho đến ngày có quyết định trở lại của cơ quan, tổ chức cử đi. Trường hợp được nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ điều trị bệnh tại Việt Nam từ 14 ngày trở lên thì tham gia BHYT và được cấp thẻ BHYT với thời hạn sử dụng tương ứng với thời gian nghỉ phép, nghỉ hè hoặc nghỉ điều trị bệnh tại Việt Nam và do ngân sách nhà nước đóng BHYT theo mức đóng quy định tại khoản 1 Điều 3 dự thảo Thông tư này... xem thêm