Đối phó với những nguy cơ tội phạm lợi dụng công nghệ mới

20/02/2019
Ngày 01/12/2018, tại Geneva, Thụy Sỹ, đã diễn cuộc họp bên lề Hội nghị các nước ký kết Công ước vũ khí sinh học do INTERPOL, Viện nghiên cứu tội phạm và tư pháp liên khu vực của Liên Hợp quốc (UNICRI) và Trung tâm chống khủng bố (UNCCT) thuộc Cơ quan chống khủng bố của Liên Hợp quốc (UNOCT) tổ chức nhằm ghi nhận những thành tựu của khoa học - công nghệ đóng góp vào sự phát triển của xã hội toàn cầu, đồng thời xác định nguy cơ khoa học - công nghệ bị lạm dụng bởi các nhóm tội phạm và khủng bố để thực hiện các hành vi phạm tội với phương thức thủ đoạn ngày một tinh vi.

Cuộc họp có sự tham gia của các đại diện từ các quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế, các tổ chức thuộc Liên Hợp quốc và các chuyên gia để phân tích những khía cạnh mà công nghệ mới có thể bị lợi dụng, và cùng thảo luận tìm ra cách thức hiệu quả để đối phó với những nguy cơ đó.

Toàn cảnh cuộc họp.


Trước tình trạng gia tăng tội phạm sử dụng mạng Darknet để tìm mua, chuyển giao hoặc buôn lậu vật liệu, vũ khí sinh học đang trở thành mối quan ngại lớn cho cộng đồng thực thi pháp luật thế giới, Đội Phòng ngừa khủng bố sinh học của INTERPOL gần đây đã giới thiệu Dự án Pandora với mục tiêu tăng cường năng lực cho Cảnh sát và các chuyên gia phân tích thông tin để điều tra các vụ khủng bố sinh học liên quan đến hoạt động sử dụng Darknet.

Hơn thế nữa, Trung tâm nghiên cứu về hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân và vật liệu nổ (CBRNE) và Tiểu ban Các mục tiêu dễ bị tấn công của INTERPOL đã bắt đầu phát triển Đội bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trước đe dọa đang gia tăng do các nhóm tội phạm và khủng bố sử dụng các hệ thống bay không người lái để tấn công khủng bố.

Cuộc họp này cũng tiếp nhận ý kiến của các chuyên gia trong cộng đồng khoa học - công nghệ quốc gia và quốc tế để góp phần thực thi có hiệu quả các công cụ pháp lý quốc tế như Công ước vũ khí sinh học hay Nghị quyết số 1540 của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. 

 

Bản quyền: INTERPOL
Tìm kiếm