1. Về bảo vệ người làm chứng:
Trong thời gian qua, để bảo vệ người làm chứng trong các vụ án hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, Chính phủ và các bộ, ngành đã từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động này:
- Để bảo vệ người làm chứng trong các vụ án ma túy, Chính phủ đã có Nghị định số 99/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân; Bộ Công an cũng đã có Thông tư số 09/2004/TT-BCA(V19) ngày 16/6/2004 hướng dẫn áp dụng một số biện pháp bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án về ma túy.
- Để bảo vệ người làm chứng trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và các vụ án khác do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia xử lý, Chính phủ đã có Nghị định số 151/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2006 quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.
- Bên cạnh đó, để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ người làm chứng trong các vụ án hình sự nói chung, Bộ Công an đang được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người làm chứng, người tố giác tội phạm, người bị hại trong vụ án hình sự. Đến nay dự thảo Thông tư cơ bản đã hoàn thiện, chuẩn bị trình các bộ, ngành có liên quan ký ban hành.
2. Về điều kiện tiêu chuẩn và quyền lợi, chế độ của người phiên dịch trong tố tụng hình sự:
Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch mà chỉ quy định chung là người phiên dịch là người được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án yêu cầu làm phiên dịch trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Quy định như vậy tạo sự mềm dẻo, linh hoạt cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, phù hợp với tính chất tham gia của người này trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, chính xác trong xử lý vụ án, Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã có quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của người phiên dịch và các trường hợp người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi khi tham gia tố tụng hình sự.
Thực tiễn gần đây cho thấy, nhu cầu phiên dịch trong giải quyết các vụ án hình sự ngày càng tăng, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chi phí cho hoạt động phiên dịch ngày càng nhiều. Trong khi đó, đến nay pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ về quyền lợi, chế độ cho người phiên dịch nên đã gây không ít khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Vì vậy, Chính phủ đang phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới dự án Pháp lệnh về chi phí, định giá trong tố tụng, trong đó có chi phí cho giám định và giám định viên