Ngày 19/6/2009, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. Theo đó, định lượng tối thiểu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó có “Tội trộm cắp tài sản” (Điều 138 BLHS) là 500.000 đồng được điều chỉnh thành 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, đối với trường hợp người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mà tài sản bị trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc trước đó người thực hiện hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này nếu thoả mãn các dấu hiệu khác nữa của cấu thành tội phạm đó.
Việc nâng mức định lượng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng là cần thiết, thể chế hoá chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Đây là vấn đề đã được nghiên cứu kỹ và có sự thống nhất cao. Mặt khác, do tình hình kinh tế - xã hội hiện nay có nhiều thay đổi, yếu tố định lượng về giá trị tài sản quy định trong tội trộm cắp tài sản không còn phù hợp, mức khởi điểm để truy cứu trách nhiệm hình sự cần phải được nâng lên. Nếu giữ mức quy định giá trị tài sản là 500.000 đồng như quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 làm căn cứ để xem xét xử lý trách nhiệm hình sự sẽ dẫn đến có nhiều vụ việc cần phải giải quyết bằng biện pháp hình sự, trong khi các vụ việc đó có thể xử lý bằng các biện pháp khác vẫn bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Tuy nhiên, do sự thay đổi của pháp luật hình sự, ngày 12/7/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội (thay thế Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005). Theo đó, mức và hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn nhiều so với trước. Cụ thể là: trước đây, theo quy định của Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005, hành vi này bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, thì nay theo Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010, đối với hành vi này bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
Để hạn chế hành vi vi phạm trộm cắp phải xử hành chính, trong thời gian tới, Bộ Công an tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị và toàn xã hội để làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là đối với các văn bản luật mới ban hành hoặc mới bổ sung, sửa đổi, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 để người dân hiểu và chấp hành đúng quy định của pháp luật.
- Các ngành, đoàn thể, tổ chức vµ toàn xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực với lực lượng Công an và nâng cao trách nhiệm trong c«ng t¸c phßng ngõa x• héi, đấu tranh hiệu quả với loại tội này.
- Lực lượng Công an, nhất là Công an cơ sở cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa và đấu tranh kiên quyết, triệt để đối với loại “Tội trộm cắp tài sản”, nhanh chóng điều tra làm rõ để xử lý nghiêm hành vi phạm tội. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra đối với Công an các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm, còn xảy ra nhiều, từ đó chỉ đạo quyết liệt, kịp thời để công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này đạt hiệu quả cao hơn.