Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm
Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và công tác phòng, chống mua bán người năm 2022 với những nội dung mà Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) và Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 ban hành, bao gồm: tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các Kết luận, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tội phạm. Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và tấn công trấn áp tội phạm, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong và sau dịch bệnh COVID-19 như tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, giết người do nguyên nhân xã hội, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến dịch bệnh COVID-19, tội phạm mua bán người…
Để phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi, vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, Bộ Công an yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp công tác; tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện các vi phạm, tội phạm phát sinh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, vàng, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 và những vấn đề phức tạp nổi lên để chuẩn bị các điều kiện về lực lượng, phương tiện nghiệp vụ, chủ động sẵn sàng tấn công, trấn áp tội phạm. Huy động tối đa lực lượng để tăng cường cho cơ sở, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; xác định rõ các lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cầm đầu các đường dây buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả để tập trung đấu tranh, triệt phá. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng như Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển trong công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận và xử lý tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố; công tác điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc. Chủ động phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quy định pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với các ngành hàng vàng, xăng dầu, vật tư y tế… để kịp thời dự báo, nhận diện các vấn đề phức tạp nổi lên, từ đó kịp thời tham mưu với Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, giải quyết dứt điểm.http://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-cua-luc-luong-cong-an/tin-hoat-dong-cua-bo/phat-hien-xu-ly-nhieu-vi-pham-toi-pham-trong-linh-vuc-xang-dau-y-te-d2-t31245.html
|
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại phiên chất vấn, sáng 16/3. |
Thực hiện hiệu quả Kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2022 của lực lượng Công an nhân dân
Bộ Công an triển khai Kế hoạch bảo đảm TTATGT năm 2022 của lực lượng CAND nhằm thực hiện Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2022 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT; ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng. Phấn đấu giảm số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh. Nắm chắc và dự báo tình hình, chủ động tham mưu, đề xuất những vấn đề cơ bản, chiến lược về bảo đảm TTATGT; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, biện pháp bảo đảm TTATGT từ Trung ương đến các cấp địa phương ngay từ nhũng tháng đầu, quý đầu và cả năm 2022. Phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, chiến sỹ CAND nêu gương và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về TTATGT; khi thi hành nhiệm vụ phải chấp hành nghiêm Điều lệnh CAND, quy trình công tác, sẵn sàng thực hiện và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị thực thi công vụ.
Để triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm TTATGT năm 2022 của lực lượng CAND, Công an các đơn vị, địa phương đã đồng loạt ra quân thực hiện Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ; Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn”; triển khai các biện pháp bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa, rà soát, đánh giá những tồn tại, bất cập trong hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa…
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu, xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số trong Công an nhân dân
Bộ Công an triển khai Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trong lực lượng CAND năm 2022 nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Chương trình số 15/CTr-BCA-V03 ngày 25/10/2021 của Bộ Công an về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 trong CAND… với mục tiêu đảm bảo thực hiện việc xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được cấp có thẩm quyền giao thực hiện năm 2022. Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong CAND, trọng tâm là Quyết định số 10695/QĐ-BCA ngày 25/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022. Đẩy mạnh xây dựng ứng dụng trên hạ tầng máy tính diện rộng dùng riêng ngành Công an, đáp ứng yêu cầu, xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số trong CAND... Qua đó, góp phần thực hiện giải pháp trọng tâm, đột phá trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng CAND năm 2022 là “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tập trung xây dựng lực lượng Công an cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực giải quyết hiệu quả tình hình an ninh, trật tự ngay tại cơ sở. Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ các mặt công tác công an”.
Cũng trong tuần qua, Bộ Công an chỉ đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với Cục kiểm soát thủ tục hành chính- Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan thảo luận, tham gia ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, đây là nền tảng trong quá trình triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ cũng như phục vụ người dân và doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác.http://bocongan.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-bo/xay-dung-nghi-dinh-ve-dinh-danh-va-xac-thuc-dien-tu-la-nen-tang-trien-khai-de-an-06-t31264.html
|
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại cuộc họp. |
Bộ Công an cũng đề nghị Công an thành phố Hà Nội xem xét triển khai trực tuyến với các thủ tục thiết yếu như đăng ký phương tiện giao thông, cấp hộ chiếu phổ thông cho người dân...; đẩy nhanh tiến độ cấp Căn cước công dân gắn chip, mã định danh điện tử. Các đơn vị liên quan và lãnh đạo thành phố, quận, huyện, phường, xã của Hà Nội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện Đề án 06 trên địa bàn Thủ đô; bố trí, sử dụng nguồn ngân sách hợp lý, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; rà soát lại kho dữ liệu, các thiết bị kỹ thuật, phần mềm cũ vẫn còn sử dụng được nhằm tránh lãng phí.http://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/ha-noi-di-dau-trong-cac-dia-phuong-trien-khai-tot-hieu-qua-de-an-06-huong-toi-trung-tam-la-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-t31260.html
Phát triển phong trào tập luyện thể dục, thể thao trong lực lượng Công an nhân dân
Bộ Công an ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an năm 2022 nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021 – 2030, phát triển phong trào tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên nói chung và chạy bộ nói riêng trong lực lượng CAND, qua đó nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tăng cường thể lực phòng, chống bệnh tật đáp ứng nhu cầu công tác, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao.