Nằm ở vùng rốn lũ của tỉnh Bình Định, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn, Công an huyện Tuy Phước đã và đang triển khai nhiều biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân.
Trước tình hình mưa lớn vẫn tiếp diễn phức tạp, để kịp thời giúp Nhân dân trên địa bàn khắc phục hậu quả đợt mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 6 và hỗ trợ di dời tài sản tránh ảnh hưởng của những đợt lũ tiếp theo có thể xảy ra, Công an huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã huy động cán bộ, chiến sĩ về các địa phương bị ngập lụt giúp bà con khắc phục hậu quả do mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống.
Đến sáng ngày 30/10/2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mặc dù vẫn còn mưa nhỏ ở một số địa phương, nhưng nước lũ tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh đã rút dần. Với phương châm “nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó”, ngay trong buổi sáng, hàng chục cán bộ, chiến sỹ Công an đã về các địa phương để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Ngày 29/10/2024, Đoàn công tác Bộ Công an do Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên, Công an huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) về công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ; công tác xây dựng nhà cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão, lũ, giúp người dân sớm ổn định chỗ ở, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.
Do ảnh hưởng của bão số 6, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhiều nơi mưa vừa, mưa to và có nơi mưa rất to. Với phương châm “4 tại chỗ”, lực lượng Công an Quảng Bình đã và đang chủ động các phương án ứng phó, hỗ trợ nhân dân phòng chống lụt bão.
Những ngày đầu tháng 9/2024, mưa lớn kéo dài, nước lũ dâng lên đã nhấn chìm nhiều trường học, trụ sở làm việc và chục ngàn ngôi nhà của nhân dân các huyện miền núi Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) trong biển nước. Quan Hồ Thẩn là xã có địa hình trũng, là địa điểm nước rút cuối cùng trong toàn huyện. Trong lúc nước lũ lên cao, tính mạng của người dân bị đe dọa hơn lúc nào hết, hai đồng chí là Đại úy Nguyễn Khắc Cương và Thượng úy Nguyễn Thanh Long, cán bộ Công an xã Quan Hồ Thẩn đã bất chấp hiểm nguy, lao vào dòng nước lũ đục ngầu, lạnh buốt để cứu nhân dân, hàng chục em học sinh và giáo viên nhà trường bị mắc kẹt tại trường học bị ngập sâu.
Mặc dù thời tiết không thuận lợi, song với tinh thần khẩn trương, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Điện Biên đã chủ động, tập trung nhân lực, vật lực xây dựng nhà ở cho các hộ dân bị mất nhà hoàn toàn do lũ lụt trên địa bàn xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Do ảnh hưởng của việc mưa lớn kéo dài và việc xả lũ từ các hồ thủy điện, cùng với tình trạng địa chất ngập nước sau cơn bão số 3 nên trong những ngày qua, ngoài khu vực miền núi trung du, tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố ven các tuyến sông đã xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ đến mức phải di dời người và tài sản đến nơi tránh trú.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trong các ngày từ ngày 20 - 22/9/2024, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là các huyện miền núi liên tục xảy ra mưa to kéo dài, trên diện rộng gây ngập úng và sạt lở đất, đá ở một số địa bàn và tuyến giao thông, đe dọa sự an toàn của nhiều hộ dân. Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị Công an trong tỉnh, nhất là Công an các huyện miền núi và vùng trũng, thấp, địa bàn xung yếu tập trung lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia phối hợp ứng phó và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do mưu lũ gây ra.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hải Dương có mưa to đến rất to, mực nước tại các sông lên nhanh, nhiều địa phương đã bị ngập úng, nước tràn vào nhà dân gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân. Để bảo đảm an toàn cho nhân dân các vùng trũng yếu, trọng điểm, lực lượng Công an phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể của các địa phương đã tổ chức vận động, hỗ trợ đưa người dân cùng tài sản đến nơi an toàn.