Dự Hội thảo có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải; các tập đoàn, công ty…
Nghiên cứu, phát triển xe điện được đánh giá là giải pháp “xanh”, giảm thiểu những ảnh hưởng của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giúp tối ưu hóa cả hai vấn đề khan hiếm nhiên liệu hóa thạch và ô nhiễm môi trường. Trong đó, pin Lithium-ion với đặc tính vượt trội về mật độ năng lượng, công suất và tuổi thọ, trong khi thời gian sạc và chi phí bảo trì thấp, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp ô tô điện.
|
Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh phát biểu tại Hội thảo. |
Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông điện đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó cũng kéo theo sự xuất hiện các vụ cháy, nổ với số lượng và quy mô ngày càng tăng. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, đã xuất hiện các vụ cháy, nổ liên quan đến xe điện, chủ yếu tập trung ở nhóm các loại xe máy điện, xe đạp điện. Điển hình như vụ cháy, nổ xe máy điện khi đang sạc bị chập vào ngày 13/7/2023 tại phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa khiến 02 người chết, tạo ra tâm lý lo lắng trong nhân dân, đặc biệt là ở các hộ gia đình, chung cư, nơi tập trung đông người.
Mặc dù được đánh giá là an toàn hơn xe động cơ đốt trong với tỷ lệ cháy, nổ thấp hơn; tuy nhiên do mới xuất hiện gần đây nên cần được kiểm chứng chất lượng sau thời gian dài sử dụng, đồng thời thị trường xe điện vẫn đang trong quá trình phát triển mạnh, vì vậy số lượng các vụ cháy nổ liên quan đến xe điện có thể gia tăng trong thời gian tới. Hiện nay, vấn đề an toàn cháy, nổ đối với các phương tiện giao thông điện và đặc biệt là các công trình hạ tầng giao thông điện như trạm sạc, bãi đỗ xe điện nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nước trên thế giới.
|
Toàn cảnh Hội thảo. |
Do đó, cần thiết có sự phối hợp của nhiều đơn vị chức năng, các tổ chức, chuyên gia để nghiên cứu, phân tích cơ chế, tính chất nguy hiểm cháy, nổ liên quan đến pin Lithium-ion và các phương tiện giao thông điện cũng như các công trình hạ tầng giao thông xe điện để kịp thời rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến nhóm đối tượng này và đề ra giải pháp PCCC phù hợp điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận làm rõ tính tất yếu của sự phát triển các phương tiện giao thông điện tại Việt Nam và trên thế giới. Nguy cơ, tính chất và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các phương tiện giao thông điện và hạ tầng dịch vụ phục vụ. Các quy định hiện nay và những vấn đề đặt ra trong bảo đảm an toàn PCCC đối với phương tiện giao thông điện tại gara, trạm sạc, nhà ở riêng lẻ, các khu chung cư, nơi tập trung đông dân. Công tác đăng ký, quản lý xe điện ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Những vấn đề đặt ra trong công tác an toàn khi vận hành phương tiện cơ giới chạy điện. Các chất, phương tiện chữa cháy phù hợp với các đám cháy phương điện sử dụng pin Lithium-ion hiện nay. Một số vấn đề đặt ra trong công tác chữa cháy, CNCH khi xe điện gặp tai nạn, sự cố cháy…
|
|
|
|
|
Các đại biểu phát biểu tại Hội thảo. |
|
|
|
|
Đồng thời kiến nghị một số giải pháp như: Lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH cần tiếp tục đề xuất, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC đối với xe điện và trạm sạc xe điện. Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn cháy, nổ riêng cho trạm sạc xe điện, pin Lithium-ion và xe điện. Kiểm soát đầu vào xe điện cá nhân. Không cấp đăng ký, cho lưu thông xe điện không rõ nguồn gốc, chưa được thẩm định an toàn kỹ thuật đầy đủ. Nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu nhằm chủ động ứng phó cũng như phòng ngừa những nguy cơ cháy, nổ đối với pin xe điện. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống điện, phương tiện PCCC tại trạm sạc để kịp thời phát hiện, thay thế các thiết bị hư hỏng trong quá trình hoạt động. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC cho người dân…