Thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt Quyết định số 22) về tín dụng cho người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT), Công an tỉnh Long An đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện và đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục về công tác tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) và thực hiện tín dụng đối với người CHXAPT, người được đặc xá.
Bằng sự thông cảm, quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, đoàn thể, cộng đồng chính là động lực quan trọng để những người lầm lỡ làm lại cuộc đời, để viết tiếp những ước mơ, dự định còn dang dở. Vì vậy, những năm qua, công tác này luôn được Công an tỉnh Cao Bằng quan tâm phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể từ cơ sở và sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, giúp được nhiều người lầm lỡ làm lại cuộc đời.
Sáng 22/10/2024, Công an tỉnh An Giang tổ chức gặp mặt người được đặc xá năm 2024. Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi gặp mặt.
Ngày 07/10/2024, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng năm 2024. Đại tá Bùi Xuân Khởi, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh chủ trì Hội nghị.
Ngày 03/10/2024, Ban Phụ nữ Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Cụm thi đua số 2 Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và Ban phụ nữ Trại giam An Phước (Bộ Công an) phối hợp tổ chức Chương trình truyền thông về tái hòa nhập cộng đồng năm 2024 cho hơn 800 nữ phạm nhân tại Trại giam An Phước.
Ngày 01/10/2024, Công an tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng cho 542 đồng chí là lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ làm công tác thi hành hình sự và hòa nhập cộng đồng Công an tỉnh và các huyện, thành phố; đại diện chỉ huy Công an các xã, phường, thị trấn và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh. Đại tá Trần Minh Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tái hòa nhập cộng đồng luôn là một hành trình dài đối với những người đã từng lầm lỡ. Tuy nhiên, với sự đồng hành, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng, nhiều người đã tìm thấy cơ hội để làm lại cuộc đời. Trong đó, chương trình vay vốn phát triển kinh tế đã thực sự tạo động lực mạnh mẽ để họ tự tin bước vào cuộc sống mới.
Trên thực tế, ngoài việc phải vượt qua mặc cảm, định kiến của xã hội, các trường hợp sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về với cuộc sống đời thường thiếu rất nhiều điều kiện để có thể tiếp tục cuộc sống. Không có việc làm, không có kĩ năng nghề nghiệp, thậm chí có người không có cả đất đai, nhà cửa. Tuy nhiên, “nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”, vẫn có rất nhiều tấm gương vươn lên vượt ra khỏi quá khứ tăm tối từ trợ lực của gia đình, cộng đồng, xã hội.
Được triển khai thực hiện từ tháng 6/2021, qua hơn 3 năm thực hiện, mô hình “Mở lối về cho người lầm lỗi” tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người lầm lỗi có cơ hội bắt nhịp với cộng đồng.
Trong cuộc đời sẽ có lần lầm lỡ nhưng điều quan trọng là sau những vấp ngã, họ biết đứng lên làm lại cuộc đời và luôn có những cánh tay vươn ra giúp đỡ, để những con người lầm lỡ ấy không bị bỏ lại phía sau. Những năm qua, hàng loạt chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện, thắp lên ngọn lửa ánh sáng để người hoàn lương tìm lại được ý chí, tìm lại con đường thiện, bỏ lại quá khứ lỗi lầm.