Thời gian qua, Bộ Công an đã chủ động, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 từ Bộ tới Công an các đơn vị, địa phương. Toàn lực lượng đã vào cuộc một cách quyết liệt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan trước dịch bệnh.
Thời gian qua, dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra đang có diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và một số nước, gây tâm lý bất an, lo ngại cho người dân. Bộ Công an đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, đã phát hiện, xử lý cương quyết nhiều hành vi vi phạm pháp luật có liên quan, cần khuyến cáo để người dân nâng cao cảnh giác.
Thời gian qua, đã có nhiều người dân bị các đối tượng phạm tội dùng thủ đoạn giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brand Name) để chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn. Đây là thủ đoạn hoàn toàn mới, rất tinh vi, cần được người dân nhận biết, quan tâm, nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ tài sản của chính mình, nhất là vào dịp cuối năm khi khối lượng giao dịch trong tài khoản ngân hàng là rất lớn, cũng là thời điểm các đối tượng phạm tội gia tăng hoạt động.
Qua công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lực lượng Công an nhận thấy các đối tượng thường sử dụng 02 phương thức để hack tài khoản Facebook của người dùng. Đó là hack Facebook bằng cách dò mật khẩu hoặc lập một trang web giả mạo, có giao diện giống hệt website chính thức của Facebook, rồi dẫn dụ người dùng đăng nhập tài khoản bằng website giả mạo này để đánh cắp thông tin mật khẩu...
Bộ Công an cảnh báo, hình thức hoạt động của Công ty Tài chính công nghệ ERG thực chất là mô hình Ponzi (vay của người sau trả cho người trước) và mô hình này sẽ sụp đổ khi số tiền của nhà đầu tư mới không đủ trả lãi cho các nhà đầu tư trước.
Thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao hoặc điện thoại mạo danh cơ quan chức năng (Công an, Viện Kiểm sát,…) để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có diễn biến phức tạp.
PayAsian xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2019 và được quảng cáo là ứng dụng ví thanh toán điện tử, có chức năng thanh toán trực tuyến mọi loại tiền tệ của các quốc gia trên thế giới.
Vừa qua, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã phối hợp, chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh điều tra vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” do các đối tượng người Trung Quốc cùng đồng bọn thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Vừa qua, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn thủ đoạn phạm tội mới của một số đối tượng sử dụng công nghệ cao nhằm chiếm đoạn tài sản của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam. Bộ Công an thông báo về thủ đoạn phạm tội này của các đối tượng đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước để nâng cao cảnh giác, tránh để các đối tượng lợi dụng sơ hở, chiếm đoạt tài sản.
Công an thành phố Hà Nội thông báo đến quần chúng nhân dân về các phương thức, thủ đoạn phổ biến của tội phạm cướp tài sản và một số biện pháp phòng ngừa.