Thời gian qua, tình trạng rao bán tiền giả trên mạng xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Những nội dung quảng cáo rao bán tiền giả đã lôi kéo một số người mua bán, tiêu thụ tiền giả, làm nảy sinh động cơ phạm tội, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về an ninh, trật tự.
Qua công tác theo dõi tình hình trên không gian mạng, Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện trang website https://2.0840113 có dấu hiệu giả mạo trang website của Bộ Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Quý I/2022, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Nghệ An nhận được hàng chục tin báo tố giác tội phạm của người dân phản ánh về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tiền trên không gian mạng. Điều đáng chú ý là thủ đoạn của các đối tượng không mới, nhưng người dân vẫn bị lừa.
Thời gian qua, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh - trật tự, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống Nhân dân.
Ngày 18/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 và đang tích cực điều tra để làm rõ. Nạn nhân trong vụ án này là chị P.T.H ( Sinh năm 1990, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 822 triệu đồng.
Sau 3 tháng thực hiện quyết liệt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi cả nước, số vụ phạm pháp hình sự, giảm 17,51% so với cùng kỳ năm 2021; lực lượng Công an đã điều tra, khám phá 8.016 vụ phạm tội về trật tự xã hội (đạt tỷ lệ 87,91%), bắt 19.037 đối tượng, triệt phá 242 băng, nhóm tội phạm. Tuy nhiên, xảy ra nhiều vụ cướp tài sản tại phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng, siêu thị, cửa hàng tiện ích ở các địa phương. Bộ Công an đưa ra một số khuyến cáo và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này.
Qua quá trình điều tra các vụ án liên quan đến hoạt động sử dụng không gian mạng, thiết bị công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an thành phố Đà Nẵng phát hiện các đối tượng hầu hết sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ để làm địa chỉ nhận tiền lừa đảo.
Gần đây, tại một số địa phương, trong đó có thành phố Đà Nẵng, nổi lên hiện tượng các đối tượng tội phạm thực hiện thủ đoạn lừa chiếm đoạt quyền sử dụng Sim điện thoại cá nhân, từ đó chiếm đoạt mật khẩu tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mạng xã hội... để chiếm đoạt tài sản. Về việc này Công an thành phố Đà Nẵng cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng để nhân dân trên địa bàn thành phố và cả nước nâng cao cảnh giác, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng CAND đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Kon Tum xuất hiện một số đối tượng giả mạo tài khoản Facebook, Zalo của lãnh đạo các sở, ban, ngành... để kết bạn với cán bộ, nhân viên cấp dưới, sau đó mạo danh chỉ đạo chuyển tiền phục vụ công việc cơ quan hoặc vay mượn xử lý công việc gấp cá nhân để chiếm đoạt.
Thời gian qua, tình trạng sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Đáng chú ý, nhiều vụ đối tượng sử dụng vũ khí nóng, súng để gây án, giải quyết mâu thuẫn, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và đời sống nhân dân. Bộ Công an đã ban hành nhiều kế hoạch, điện chỉ đạo, tổ chức các phương án đấu tranh, các đợt cao điểm để tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, trong đó có tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.